Cố Nghệ sĩ ưu tú
Hồ Văn Long
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
(1966 - 2021)

I. Tiểu sử:

1. Tên khai sinh: Hồ Văn Long.

2. Nghệ danh: Thanh Long.

3. Sinh năm: 1966. Mất năm 2021

4. Quê quán: Xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

5. Địa chỉ thường trú: 25B Hẻm 54, ngõ 69, kiệt 131 Trần Phú, thành phố Huế.

6. Nghề nghiệp: Diễn viên Tuồng, Múa Cung đình và Cải Lương.

7. Thế hệ nghệ nhân: Thế hệ thứ hai.

8. Quá trình hoạt động nghệ thuật:

            Năm 1974 – 1977: Học và tham gia biểu diễn Tuồng, múa cung đình tại Đoàn Ba Vũ.

            Năm 1977 – 1983: Làm nghề tự do.

            Năm 1983 – 1990: Tham gia biểu diễn Tuồng và múa cung đình tại Đoàn Nghệ thuật Truyền Thống Huế.

            Năm 1990 – 1995: Tham gia biểu diễn Tuồng và Cải lương tại Đoàn Cải lương Sông Hương.

            Năm 1995 – 2000: Tham gia biểu diễn Tuồng và múa hát cung đình tại Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình (thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế).- Công tác tại Phòng Nghiên cứu Nghệ thuật - Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế)

9. Các nước và tỉnh thành đã từng tham gia lưu diễn:

            Trong nước:

            Huế, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Nha Trang, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh.

             Nước ngoài: 

            Năm 2004: Biểu diễn cùng Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế tại Pháp.

            Năm 2007: Tham gia biểu diễn cùng Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế tại Pháp, Bỉ, Thụy Sỹ, Lào, Thái Lan.

II. Đặc điểm:  

1. Loại hình nghệ thuật đã được học: Tuồng, Múa Cung đình, dân ca ba miền và Cải lương.

2. Năm bắt đầu học: 1974 (09 tuổi).

3. Người dạy:

            Các nghệ nhân: La Cháu, Viên Bờ, Trần Xuân Dục, ông Diện, ông Đội Lễ, bác Cửu Họa, cô Minh Mẫn, cô Thanh Hương, Dương Văn Lẫm, Trần Kích, Nguyễn Kế, La Cẩm Vân, La Đăng.

4. Địa điểm học:

        Hữu Vu - Đại Nội.

5.Người đồng học:

             La Hùng, La Thị Hạnh, Thu Nhi, Thu Vân, Thu Hà, Phong, Nhật, Minh.

6. Người đồng diễn:

            La Hùng, La Thị Hạnh, Thu Nhị, Thu Vân, Thu Hà, Hề Vẹo (Vỹ), Thu Lan, Hoàng Đức, La Cẩm Vân, Hoàng Yến, Bạch Hoa, Bạch Hạc, La Nguyên, Chánh Huế.

7. Nắm giữ bí quyết nghề nghiệp:

            Không.

8. Thể hiện các bài bản:

            - Múa cung đình: Lục cúng hoa đăng, Lân mẫu xuất Lân nhi, Tam Quốc - Tây Du, Lục triệt hoa mã đăng, Trình tường Tập khánh, Song phụng, Bát dật, Tam Tinh chúc thọ, Nữ tướng xuất quân, Long Hổ hội, Bát tiên hiến thọ, hát Thài.

            - Các vai diễn trong Tuồng: Đã được nghệ nhân học và biểu diễn như: Kim Lân (trong vở tuồng Sơn Hậu), Tư Cung (trong vở tuồng Ngọn lửa Hồng Sơn), Hoài Đức (trong vở tuồng Trảm Trịnh Ân), Lão Tạ (trong vở tuồng Ngọn lửa Hồng Sơn), Thủy Định Minh (trong vở tuồng An Trào Kiếm), Tiết Ứng Long (trong vở tuồng Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ), Phạm Công (trong vở tuồng Phạm Công - Cúc Hoa), Châu Tuấn (trong vở tuồng Thoại Khanh - Châu Tuấn), Thiện Sĩ (trong vở tuồng Quan Âm - Thị Kính), Hê - Mông (trong vở tuồng Ăng – Ti – Gôn), vua Duy Tân (trong vở tuồng Ngai vàng trị quốc), Nguyễn Hoàng (trong vở tuồng Người khởi nghiệp Đàng Trong), Đào Duy Từ (trong vở tuồng Trái tim người nghệ sĩ), Trần Cao Vân (trong vở tuồng Chí sĩ Trần Cao Vân).

9. Giai thoại và kỷ niệm khi hành nghề: (ghi theo lời kể của nghệ nhân, nghệ sĩ hoặc các nghệ nhân, nghệ sĩ cùng thời)

            “...Trước giải phóng, khi tôi còn học lớp Đồng Ấu, các nghệ nhân đi trước dạy nghề cho chúng tôi rất chu đáo, tận tình nhưng cũng rất nghiêm khắc. Theo quy định của các thầy, cô nếu học sinh nào không chú ý học tập hoặc vi phạm những điều cấm kỵ thì sẽ bị phạt, tùy theo mức độ nặng nhẹ. Bản thân tôi đã từng bị thầy Đội Lễ đánh ba roi vì lý do than mệt...”

10. Truyền thống nghề nghiệp của gia đình:

            Trước đây, bố của nghệ sĩ Thanh Long có theo nghề nhạc và phục vụ nhạc nghi lễ trong quân đội.    

11. Thế hệ kế tục:

            Không

12. Đóng góp công tác truyền dạy:

            Nghệ sĩ Thanh Long đã từng làm trợ lý giảng dạy cho các thầy Hoàng Châu Ký, thầy Hồ Hữu Có và cô Thúy Liễu.

            Dạy hóa trang cho diễn viên của Trường Văn hóa Nghệ thuật Huế.

13. Danh hiệu và giải thưởng được trao tặng:

            Năm 1990: Huy chương Vàng Sân khấu Chuyên nghiệp toàn quốc.

            Năm 1998: Đạt giải 3 tài năng trẻ Sân khấu toàn quốc.

            Năm 2002: Được tặng Huy chương vì Sự nghiệp Văn hóa Thông tin.

            Năm 2002: Giải thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật.

            Năm 2003: Huy chương Vàng Sân khấu Chuyên nghiệp toàn quốc.

            Năm 2008: Giải thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật.

            Năm 2008: Huy chương Vàng Sân khấu Chuyên nghiệp toàn quốc.

            Năm 2010: Huy chương Vàng Sân khấu Chuyên nghiệp toàn quốc.

14. Một số hình ảnh về nghệ nhân:

Trang thai