Nghệ sĩ Nhân dân
Phan Thị Bạch Hạc
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
(1967)

I. Tiểu sử:

1. Tên khai sinh: Phan Thị Bạch Hạc.

2. Nghệ danh: Không.

3. Sinh năm: 01/12/1967.

4. Quê quán: Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

5. Địa chỉ thường trú: B16 Khu qui hoạch Vĩ Dạ.

6. Nghề nghiệp: Diễn viên Múa hát Cung đình và Tuồng Huế.

7. Thế hệ nghệ nhân: Thế hệ thứ nhất.

8. Quá trình hoạt động nghệ thuật:

            Năm 1983- 1985: Bắt đầu học tuồng và múa hát cung đình.

            Năm 1985 - 1995: Trở thành diễn viên chính của Đoàn Nghệ thuật Truyền thống Huế.

            Năm 1995 - 2006: Làm diễn viên và kiêm Phụ trách công tác chuyên môn.

            Năm 2006 – 2015: Phó giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, phụ trách chuyên môn.

            Năm 1015: Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế

9. Các nước và tỉnh thành đã từng tham gia lưu diễn:

            Trong nước:

            Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ninh, Nha Trang, Vũng Tàu.

            Nước ngoài:

            Năm 1994: Biểu diễn tại nhật Bản.

            Năm 1998: Biểu diễn tại Nhật Bản.

            Năm 2002: Biểu diễn tại Nga và Pháp.

            Năm 2006: Biểu diễn tại Italia.

            Năm 2007: Biểu diễn tại Nhật Bản.

            Năm 2008: Biểu diễn tại Thái Lan.

            Năm 2009: Biểu diễn tại Pháp.

II. Đặc điểm:           

1. Loại hình nghệ thuật đã được học: Tuồng, múa cung đình, ca Huế và múa dân gian.

2.Năm bắt đầu học: 1983 (17 tuổi)

3.Người dạy: Nghệ sĩ Nhân dân Lê Tiến Thọ, Nghệ sĩ Nhân dân Đàm Liên, Nghệ sĩ Nhân dân Hòa Bình, Nghệ sĩ Ưu tú La Thị Cẩm Vân, nghệ sĩ La Thanh Hùng.

4. Địa điểm học:

            Đoàn Nghệ thuật Truyền thống Huế. Ngoài ra, còn tham gia tập huấn chuyên môn tại thành phố Đà Nẵng năm 1996 và thành phố Bình Định năm 1998.

5. Người đồng học:

            Thanh Long, Chánh Giàu, Thu Thủy.

6. Người đồng diễn:

            Thanh Long, Thu Thủy, Phương Thảo, Chánh Giàu, Bạch Hoa, Thanh Hùng, La Nguyên, Thu Vân, Đăng Hữu, Hoàng Đức.

7. Nắm giữ bí quyết nghề nghiệp:

            Nghệ sĩ Ưu tú Phan Thị Bạch Hạc là người có khả năng biểu diễn ứng dụng các làn điệu tuồng vào từng nhân vật như: Hát Nam thì nghệ sĩ hát theo phong cách của Huế, nhưng nếu hát Khách thì sẽ có pha trộn cách hát của tuồng Quảng Nam để làm bật lên tính cách của nhân vật.

8. Thể hiện các bài bản:

            - Các vai diễn tuồng: Thị Kính (trong vở tuồng Quan Âm Thị Kính), Tố Lan (trong vở tuồng Chuyện tình trinh nữ), Phụng Kiều (trong vở tuồng Sóng ngầm trong phủ chúa), Vân Duy (trong vở tuồng Tướng quân Bùi Viện), Ngọc Bảo (trong vở tuồng Chim Bằng trong bảo tố), Ngọc Hân (trong vở tuồng Nổi đau Người chủ soái), bà Trần (trong vở tuồng Chí sĩ Trần Cao Vân), Kỷ Lan Anh (trong vở tuồng Hộ sanh đàn), Loan Dung (trong vở tuồng Lý Phụng Đình), Phương Cơ (trong vở tuồng Ngọn lửa Hồng Sơn).

            - Các điệu múa cung đình: Bát dật (văn, võ), Lục cúng Hoa đăng, Lục triệt hoa mã đăng, múa Kiếm, múa Vũ phiến, Tam quốc – Tây du, Lân mẫu xuất lân Nhi.

9. Giai thoại và kỷ niệm khi hành nghề: (ghi theo lời kể của nghệ nhân, nghệ sĩ hoặc các nghệ nhân, nghệ sĩ cùng thời)

            “...Tối ngày 21/6/1985, tại xã Quán Hàu, tỉnh Quảng Bình, lúc đó tôi 19 tuổi và là lần đầu tiên đảm nhận vai diễn Cúc Hoa trong vở tuồng “Phạm Công – Cúc Hoa”. Đây là vai diễn chính đầu tiên được phân, do đó tôi rất lo sợ. Tôi sợ khán giả không chấp nhận mình nên cầu trời mong sao cho vai diễn của mình được suôn sẻ nhận. Và sau đêm diễn đó, hạnh phúc vỡ òa khi tôi nhận được những tràng pháo tay của khán giả và anh chị em đồng nghiệp.”

10. Truyền thống nghề nghiệp của gia đình:

            Gia đình của nghệ sĩ Nhân dân Bạch Hạc chỉ có chị gái theo nghề diễn viên tuồng và múa hát cung đình. Hiện đang công tác tại Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế.

11. Thế hệ kế tục:

            Không

12. Đóng góp cho công tác truyền dạy:

            Năm 2003: Tham gia dạy chương trình sân khấu học đường.

            Năm 2004: Tham gia giảng dạy lớp Cao đẳng Tuồng và Múa hát cung đình Huế tại Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.

            Năm 2006: Tham gia dạy lớp múa truyền thống tại Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.

13. Danh hiệu và giải thưởng được trao tặng:

            Năm 1993: Được tặng Huy chương Bạc trong Liên hoan Sân khấu Toàn quốc.

            Năm 1995: Được tặng Huy chương Vàng trong Liên hoan Sân khấu Toàn quốc.

            Năm 1998: Được tặng Giải thưởng Cố đô.

            Năm 1998: Đạt giải Nhì Tài năng trẻ Sân khấu Toàn quốc.

            Năm 2001: Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

            Năm 2003: Được tặng Huy chương Vàng trong Liên hoan Sân khấu Toàn quốc.

            Năm 2004: Được tặng Giải thưởng Cố đô.

            Năm 2009: Được tặng Huy chương Vàng trong Liên hoan Sân khấu Toàn quốc.

            Năm 2009:  Được tặng Giải thưởng Cố đô.

            Năm 2012:     Được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

14. Hình ảnh về nghệ sĩ

Trang thai