Cố nghệ nhân
La Nguyên
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
(1955-2021)

I. Tiểu sử:

1. Tên khai sinh: La Nguyên

2. Nghệ danh: Hoàng Nguyên

3. Sinh năm: 1955. Mất năm 2021.

4. Quê quán: Xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

6. Địa chỉ thường trú: 2/34 Thạch Hãn, Thành phố Huế.

7. Nghề nghiệp: Diễn viên Tuồng và Múa hát Cung đình.

8. Thế hệ nghệ nhân: Thế hệ thứ ba.

9. Quá trình hoạt động nghệ thuật:

             Năm 1969 - 1975: Bắt đầu học tuồng và múa hát cung đình và làm diễn viên     Đoàn Nghệ thuật Ba Vũ cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.

            Năm 1975 – 2006: Diễn viên Đoàn Nghệ thuật Truyền thống Huế.

Năm 2006 – 2007: Diễn viên Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế. 

            Năm 2007- 2015: Công tác tại Phòng Nghiên cứu Nghệ thuật - Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế).

10. Các nước và tỉnh thành đã từng tham gia lưu diễn:

            Năm 1970: Diễn tại Hội chợ quốc tế Osaka (nhật Bản).

            Năm 1993: Diễn tại Tokyo (Nhật bản)     .

II. Đặc điểm:

1. Loại hình nghệ thuật đã được học: Tuồng, múa cung đình, nhạc và ca Huế.

2. Năm bắt đầu học: Năm 1969 (14 tuổi).

3. Người dạy:

            Thầy Viêm Bờ, thầy Am, thầy Dục, thầy Lễ, cố Huệ, thầy Họa.

4. Địa điểm học: Tả Vu (Đại Nội) – nơi Đoàn Ba Vũ hàng ngày tập tuồng và múa hát Cung đình.

5. Người đồng học:  La Đăng, Nguyễn Văn Thông, La Đăng Lực.

6. Người đồng diễn: Thanh Tâm, Dương Thị Liên, La Cẩm Vân, La Đăng.

7. Nắm giữ bí quyết nghề nghiệp:

            - Nghệ nhân La Nguyên là người đang nắm giữ kỹ thuật vũ đạo trong các điệu múa cung đình như: Long hổ Hội, song Phụng, song Quang, Tam tinh Chúc thọ, Trình tường Tập khánh

8. Thể hiện các bài bản:

            - Múa cung đình: Long hổ Hội, song Phụng, song Quang, Tam tinh Chúc thọ, Trình tường Tập khánh, Tam quốc – Tây du, Lục cúng Hoa đăng, Lân mẫu xuất lân Nhi.       

            - Các vai diễn tuồng:

            + Tuổng cổ: Lưu Khánh (trong vở tuồng Tống Địch Thanh), Bạt Hổ (trong vở tuồng Giang Chấn Tử), Ôn Đình và Linh Tá (trong vở tuồng Sơn Hậu), Yêu cá và vua đói (trong vở tuồng Lý Phụng Đình), Tiết Cương và Võ Tam Tư (trong vở tuồng Hộ sanh đàn), Tạ Ngọc Lân (trong vở tuồng Ngọn lửa Hồng Sơn), Trịnh Ân (trong vở tuồng Tống Thái Tổ túy tửu trảm Trịnh Ân), Phàn Hổ (trong vở tuồng Đàn chinh đông – Đàn Chinh tây).

                        + Tuồng lịch sử: Dương Diên Nghệ, Hoàng Thao (trong vở Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán),

                        + Tuồng thơ: Phạm Công, Sầm Hưng (trong Phạm Công, Cúc Hoa), Trương Tử, Châu Tuấn (trong vở Thoại Khanh, Châu Tuấn), Tôn Cát, Hắc Điểu (trong vở Bạch Viên – Tôn Cát)

9. Giai thoại và kỷ niệm khi hành nghề: (ghi theo lời kể của nghệ nhân, nghệ sĩ hoặc các nghệ nhân, nghệ sĩ cùng thời)

            - Năm 1986, khi đang diễn vai ông Huyện (trong vở Ngêu-Sò-Ốc-Hến) cho sinh viên của Đại học Huế xem. Mặc dù vai diễn chưa kết thúc, nhưng sinh viên đều đồng loạt vỗ tay và chạy lên sân khấu để tặng hoa trước sự ngỡ ngàng của thầy cô.

            -  Năm 1987, khi diễn xong vai Phạm Công (trong vở tuồng Phạm Công – Cúc Hoa) ông Giám đốc Nông trường Lệ Ninh (tỉnh Quảng Bình) đã nhảy lên sân khấu rồi bồng nổi diễn viên La Nguyên quay một vòng, kèm theo đó là câu nói: “anh diễn đạt quá, mọi người ở đây rất xúc động, cám ơn anh”. Sau đêm diễn đó, rất nhiều điểm diễn khác cứ bắt anh diễn lại vai diễn này.

10. Truyền thống nghề nghiệp của gia đình: Gia đình của nghệ nhân La Nguyên có truyền thống theo nghề nghệ thuật đã nhiều đời. Hiện nay, ngoài bố là nghệ nhân La Cháu thì tất cả anh chị em của nghệ nhân gồm: La Thị Cẩm Vân, La Đăng, La Hùng, La Đăng Lực đều theo nghề diễn viên tuồng và múa hát cung đình.

11. Thế hệ kế tục:

            Con trai: La Phước Cường.

            Năm Sinh: 1981.

            Sở trường: Đánh nhạc Tuồng.

            Sử dụng nhạc cụ: Đàn Nhị.

12. Đóng góp cho công tác truyền dạy:

            Năm 1976: Tham gia dạy tuồng và múa cung đình (lớp đầu tiên) tại Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật tỉnh.

13. Danh hiệu và giải thưởng được trao tặng:

            Năm 2003: Được tặng Huy chương vì sự nghiệp múa Việt Nam.

            Năm 2005: Bộ Văn hóa tặng Kỷ niệm chương về những đóng góp cho nghệ thuật.

14. Hình ảnh về nghệ nhân:

Trang thai