Cố Nghệ nhân
La Thị Cẩm Vân
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
(1952 - 2014)

I. Tiểu sử:

1. Tên khai sinh: La Thị Cẩm Vân (La Thị Huê).

2. Nghệ danh: La Cẩm Vân.

3. Sinh năm: 1952. Mất năm 2014

4. Quê quán: Làng Hà Trung, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

5. Địa chỉ thường trú: 14 Ngô Gia Tự, thành phố Huế.

6. Nghề nghiệp: Diễn viên Múa hát Cung đình và Tuồng Huế.

7. Thế hệ nghệ nhân: Thế hệ thứ năm.

8. Quá trình hoạt động nghệ thuật:

            Năm 1961- 1963: Bắt đầu học tuồng và múa hát cung đình.

            Năm 1963 - 1975: Trở thành diễn viên chính thức của đoàn Ba Vũ

            Năm 1975 - 1976 : Chỉnh sửa một số điệu múa cung đình Huế.

            Năm 1976 -1987: Viết Đề án xây dựng lại nghệ thuật tuồng và múa hát cung đình Huế.

            Năm 1987 - 2006: Trưởng Đoàn Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế.

            Năm 2006 - 2007: Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế.

9. Các nước và tỉnh thành đã từng tham gia lưu diễn:

            Trong nước:

            Thành phố Hồ Chí Minh, Long Khánh, Khánh Hòa, Qui Nhơn, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ Tĩnh, Hà Nội.

            Nước ngoài:

            Năm 1970: Diễn tại Hội chợ quốc tế Osaka (Nhật Bản).

            Năm 1978: Diễn tại Savanakhet (Lào).

            Năm 1993: Diễn tại Tokyo (Nhật Bản).

            Năm 1998: Diễn tại Pukuoka (Nhật Bản) và Pari (Pháp).

            Năm 2002: Diễn tại Maxsocova (Nga).

            Năm 2006: Diễn tại Rianmarit (Tây Ban Nha).

            Năm 2007: Pari (Pháp), và một số thành phố khác của Bỉ và Thụy Sĩ.

II. Đặc điểm:           

1. Loại hình nghệ thuật đã được học: Tuồng, múa cung đình, nhạc và ca Huế.

2. Năm bắt đầu học: 1961 (9 tuổi)

3. Người dạy:

            - Học Tuồng và múa hát cung đình với các thầy: Đội Duy (Nguyễn Hữu Duy), cô Hồ Thị Huệ, Nguyễn Đình Am, Dương Hòa, Phan Hữu Lễ, Trần Xuân Dục.

            - Học hát và học nhạc với thầy: Đinh Hữa Khai, Nguyễn Ngọc Phụng, Nguyễn Ngọc Cọng, Ngô Lư, Hồ Hữu Khánh, Nguyễn Hữu Ba, Trần Kích.

            - Học ca Huế với các cô:  Minh Mẫn, Thanh Hương, Quế Trân, Vân Phi.

4. Địa điểm học:

            Tả Vu (Đại Nội) – nơi Đoàn Ba Vũ hàng ngày tập tuồng và múa hát Cung đình.

5. Người đồng học:

            Lâm Thị Trà Liên, Trần Thị Loan, Nguyễn Cửu Thị Thủy, Lê Thị Trang.

6. Người đồng diễn:

Thầy Viên Bờ, thầy Cẩm Tú, Thanh Tâm, Dương Thị Liên, La Nguyên, La Đăng.

7. Nắm giữ bí quyết nghề nghiệp

            - Hiện nay, nghệ nhân La Cẩm Vân là người nắm giữ đầy đủ 16 bài bản múa của điệu “Tam quốc – Tây du, gồm: Phong đề, Vụ lạc, Yên lung, Thị hồ huỳnh cân, Thị hồ vu thiên, Thị hồ thiên thương, Thị hồ hán xương, Đái mã đáo, Vãng tây thủ, Nhất đồ chỉ, Chỉ thiên trúc, Đàn đàn, cùng 04 bài hát khách trong điệu múa.

8. Thể hiện các bài bản:

            - Nghệ nhân là người đã học được 15 điệu múa cung đình gồm: Bát dật (văn, võ), Lục cúng Hoa đăng, Lục triệt Hoa mã đăng, múa Kiếm, múa Vũ phiến, Tam quốc – Tây du, Lân mẫu xuất Lân nhi, Trình tường Tập khánh, song Quang (đấu chiến thắng phật), Bát tiên Hiến thọ, song Phụng, Long hổ Hội, độc Long, múa chèo lễ đại đàn.

            - Các vai diễn tuồng đã được nghệ nhân học và biểu diễn như: Phương Cơ qua ải (trong vở tuồng Ngọc lửa Hồng Sơn), Trại Ba níu áo (trong vở tuồng Tống Địch Thanh), Cúc Hoa, Tấn Lực (trong vở tuồng Phạm Công - Cúc Hoa), Trưng Trắc (trong vở tuồng Trưng Trắc đề cờ), Tam Bành (trong vở tuồng Trương Ngáo đúc chuông).

            - Từ năm 1975 – 2014 :  nghệ nhân là người đã chỉnh sửa và dàn dựng các điệu múa như: múa Kiếm, múa Vũ phiến, múa Lục cúng Hoa đăng, múa Lân mẫu xuất Lân nhi, múa Phụng vũ.

9. Giai thoại và kỷ niệm khi hành nghề: (ghi theo lời kể của nghệ nhân, nghệ sĩ hoặc các nghệ nhân, nghệ sĩ cùng thời)

            “...Khoảng 9 tuổi, lần đầu tiên được ra sân khấu, nhìn thấy khán giả đông quá nên tôi bật khóc, thấy vậy ba tôi đánh vào mông tôi và đẩy tôi ra sân khấu. Cũng lúc này tôi phải diễn cảnh mẹ mất nên phải khóc cho thật. Không ngờ việc tôi khóc do sợ hãi và bị ba đánh đau lại được khán giả vỗ tay và tán thưởng vì cho rằng tôi diễn rất đạt. Sau này, các thầy cũng đã giải thích cho tôi hiểu và đó là bài học đầu tiên khi vào nghề của tôi..”.

10. Truyền thống nghề nghiệp của gia đình:

            Gia đình của nghệ nhân La Thị Cẩm Vân có truyền thống theo nghề nghệ thuật đã nhiều đời. Hiện nay,  ngoài bố là nghệ nhân La Cháu thì tất cả anh chị em của nghệ nhân gồm: La Nguyên, La Đăng, La Hùng, La Đăng Lực đều theo nghề diễn viên tuồng và múa hát cung đình.

11. Thế hệ kế tục:

            Không .

12. Đóng góp cho công tác truyền dạy:

            Năm 1977: Tham gia dạy tuồng và múa cung đình (lớp đầu tiên), đồng thời cũng là người đầu tiên viết giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn Tuồng và hát múa cung đình của Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.

            nghệ nhân La Thị Cẩm Vân tham gia dạy nhiều lớp Trung cấp và Cao đẳng Nghệ thuật Tuồng và múa hát cung đình Huế.

13. Danh hiệu và giải thưởng được trao tặng:

            Năm 1976: Đạt giải diễn viên trẻ xuất sắc của miền Trung trong Liên hoan Sân khấu Nghệ thuật Chuyên nghiệp toàn quốc.

            Năm 1985: Đạt huy chương Vàng trong Hội diễn Múa toàn quốc.

            Năm 1992: Đạt giải Nhất biên đạo múa trong Hội thi Ca múa nhạc toàn quốc.

            Năm 1993: Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu Tú.

            Năm 2000: Được Thủ tướng tặng Bằng khen: “Vì Sự nghiệp Văn hóa Nghệ thuật”.

            Năm 2005: Giải A tác giả kịch bản “Sóng ngầm trong phủ chúa”.

            Năm 2005: Được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đưa vào danh mục những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu.

14. Hình ảnh về nghệ nhân:

 

Trang thai