I. Tiểu sử:
1. Tên khai sinh: La Cháu
2. Nghệ danh: Không
3. Sinh năm: 1911. Mất năm 2011
4. Quê quán: Xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Địa chỉ thường trú: Đặng Huy Trứ, Thành phố Huế.
6. Nghề nghiệp: Diễn viên Tuồng và Múa hát Cung đình.
7. Thế hệ nghệ nhân: Thế hệ thứ hai.
8. Quá trình hoạt động nghệ thuật:
Năm 1920 - 1925: Vào học Tuồng ở Thanh Bình Thự.
Năm 1925 – 1938: Làm diễn Đoàn Ba Vũ.
Năm 1938 – 1946: Cùng nhiều nghệ sĩ khác trốn sang Lào do cả nước diễn ra phong trào tham gia các hoạt động chính trị chống lại Nhà nước Bảo hộ.
Năm 1946 – 1975: Trở về Huế, sống ở Hữu Vu (Đại Nội) và hoạt động nghệ thuật trở lại. Sau năm 1975, ông không còn hoạt động nghệ thuật do tuổi già, sức yếu.
9. Các nước và tỉnh thành đã từng tham gia lưu diễn:
Trong nước:
Đà Lạt, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị.
Nước ngoài:
Năm 1970: Diễn tại Hội chợ quốc tế Osaka (Nhật Bản).
Năm 1993: Diễn tại Lào, Thái Lan.
II. Đặc điểm:
1. Loại hình nghệ thuật đã được học: Tuồng, Múa cung đình.
2. Năm bắt đầu học: Năm 1920 (9 tuổi).
3. Người dạy:
Ông Sáu Lộc, thầy đội Em, thầy đội Hứa...
4. Địa điểm học: Đi theo gánh hát của cụ thân sinh, vừa học vừa làm.
5. Người đồng học: Cụ Viêm Bờ, Cụ Am, ông Dục, ông Lễ, ông Họa.
6. Người đồng diễn: Cụ Viêm Bờ, Cụ Am, ông Dục, ông Lễ, ông Họa.
7. Nắm giữ bí quyết nghề nghiệp:
Nghệ nhân La Cháu là người đang nắm giữ kỹ thuật hát Nam mái.
8. Thể hiện các bài bản:
- Múa cung đình:
Long hổ Hội, song Phụng, song Quang, Tam tinh Chúc thọ, Trình tường Tập khánh, Tam quốc – Tây du, Lục cúng Hoa đăng, Lân mẫu xuất Lân nhi.
- Các vai diễn tuồng:
Tuổng cổ: Lưu Khánh (trong vở tuồng Tống Địch Thanh), Bạt Hổ (trong vở tuồng Giang Chấn Tử), Ôn Đình và Linh Tá (trong vở tuồng Sơn Hậu), Yêu Cá và vua đói (trong vở tuồng Lý Phụng Đình), Tiết Cương và Võ Tam Tư (trong vở tuồng Hộ sanh đàn), Tạ Ngọc Lân (trong vở tuồng Ngọn lửa Hồng Sơn), Trịnh Ân (trong vở tuồng Tống Thái Tổ túy tửu trảm Trịnh Ân), Phàn Hổ (trong vở tuồng Đàn Chinh đông – Chinh tây).
9. Giai thoại và kỷ niệm khi hành nghề:
Không.
10. Truyền thống nghề nghiệp của gia đình: Gia đình của nghệ nhân La Cháu có truyền thống làm nghệ thuật đã nhiều đời. Ngoài bố là nghệ nhân La Ngạn, trong gia đình còn có em trai La Nghiêm và các con trai, gái như: La Thị Cẩm Vân, La Đăng, La Hùng, La Đăng Lực đều theo nghề diễn viên tuồng và múa hát cung đình.
11. Thế hệ kế tục:
Con gái: Nghệ sỹ Ưu tú La Thị Cẩm Vân.
Năm Sinh: 1952
Sở trường: Diễn viên Tuồng và múa Cung đình.
Con trai: La Nguyên.
Năm Sinh: 1955
Sở trường: Diễn viên Tuồng và múa Cung đình.
Con trai: La Hùng.
Năm Sinh:
Sở trường: Diễn viên Tuồng và múa Cung đình.
12. Đóng góp cho công tác truyền dạy:
Những năm trước 1945 dạy cho viễn viên về Tuồng và múa Cung đình tại Hữu Vu.
Từ 1945- 1968 dạy cho viễn viên về Tuồng và múa Cung đình tại rạp Bà Tuần (Đồng Xuân Lâu).
13. Danh hiệu và giải thưởng được trao tặng:
Năm 1997: Được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú.
14. Hình ảnh về nghệ nhân: